Curator là gì? Yếu tố cần thiết để trở thành một Curator chuyên nghiệp

Ngày đăng: 24-05-2021

Curator là gì? Tại một số triển lãm nghệ thuật, công chúng Việt Nam đang dần biết đến một chức danh khá lạ lẫm: Curator. Trong khi công việc này đang trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực sáng tạo, thế nhưng các thông tin chi tiết vẫn còn khá mơ hồ, nhiều khái niệm khác nhau giữa các chuyên gia nghệ thuật. Nếu đang tìm hiểu curator là ai, họ làm những công việc gì, bạn đừng bỏ qua những thông tin về curator trong bài viết ngay sau đây.

1. Curator là gì? Khái niệm curator

Curator là gì? Được biết đến ở một số quốc gia trên thế giới, curator là người phụ trách việc tuyển chọn các tác phẩm được trưng bày trong bảo tàng, cũng tương đương với trách nhiệm của một người giám đốc. Ở Việt Nam cũng vậy, nhưng curator có mặt ở nhiều vị trí và đóng nhiều vai trò khác nhau. Theo một số hoạ sĩ dày dặn kinh nghiệm, thật khó để gọi curator theo một khái niệm tiếng Việt bởi sự linh hoạt của ngành nghề này. 

Curator là gì?

Curator là gì ở Việt Nam? Tại nước ta, curator còn được gọi là “giám tuyển nghệ thuật”. Thực tế, vị trí này đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất nhiều năm trước đây, nếu không thì làm sao có các triển lãm nghệ thuật, chỉ là người ta chưa gọi nó với một định nghĩa chính xác. 

Vào năm 1990, khi một triển lãm được tổ chức tại Việt Nam với sự đầu tư rất lớn từ nước ngoài, họ cần một người có khả năng chọn lựa các tác phẩm xuất sắc để buổi triển lãm diễn ra thành công nhất. 

Năm ấy, nghệ sĩ Nguyễn Quân là người được tin tưởng giao cho trọng trách này. Kể từ đó, giới mỹ thuật nhận ra vai trò quan trọng của một curator và dần công nhận nghề này. 

Công việc của một curator là gì?

2. Công việc của một Curator

Vậy công việc của một curator là gì? Đã bao giờ bạn tò mò về công việc của những người được gọi là curator? Một curator sẽ phải làm những công việc liên quan tới nghệ thuật như:

Lên ý tưởng triển lãm

Chủ đề của một cuộc triển lãm được yêu cầu là không giống hoặc tương tự với những cuộc triển lãm đã diễn ra trước đó. Do đó, các curator phải sáng tạo và tìm tòi để đưa ra ý tưởng mới. Đặc biệt trong lĩnh vực thời trang, một triển lãm phải thực sự mới, lạ, độc đáo và phải bắt kịp xu hướng để thu hút khách tham quan.

Lựa chọn/ phân loại tác phẩm

Khi ý tưởng triển lãm được chấp thuận, Curator có nhiệm vụ quyết định tác phẩm nào được trưng bày tại triển lãm. Khi đó, curator sẽ lựa chọn các thiết kế từ các nhà thiết kế nổi tiếng, thu thập các bộ trang phục phù hợp với chủ đề của triển lãm. Ngoài ra, khi lựa chọn tác phẩm để trưng bày vĩnh viễn hoặc tùy thời điểm, curator phải cân nhắc nhiều đến thị hiếu của người hâm mộ, thông thường dựa vào các yếu tố: chủ đề, nghệ sĩ, thời kỳ, tính thời sự, sự phổ biến… 

Công việc của curator

Tổ chức, sắp xếp tác phẩm

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của một Curator. Tại triển lãm sẽ có rất nhiều tác phẩm nên chúng phải được sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật, thời kỳ hoặc từng vùng miền địa lý. Curator có thể dàn dựng khung cảnh của buổi triển lãm dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù sắp xếp theo cách nào thì vẫn phải đưa ý tưởng xuyên suốt, liền mạch giữa các phần và truyền tải trọn vẹn thông điệp của buổi triển lãm này. 

Liệu những sắp xếp này có thành công hay không là nhờ vào kinh nghiệm và khả năng sắp xếp tài tình của Curator, hơn hết, họ còn phải hiểu thị hiếu và những mong muốn ở vị trí của người khách hàng. Một triển lãm với bố cục khoa học sẽ thể hiện hết được những ý đồ của tác phẩm, thu hút được nhiều người tới với triển lãm hơn.

Trưng bày tác phẩm

Kết thúc quá trình tuyển chọn và tổ chức, đó là lúc cần trưng bày chúng. Tuy nhiên khi thực hiện giai đoạn này có nhiều yếu tố cần cân nhắc từ sắc thái cho đến khi các tác phẩm sẽ xuất hiện từ nhiều góc độ khác nhau.

Quan trọng vẫn là đặt mình ở vị trí của công chúng khi đón nhận các tác phẩm này ở nhiều cấp độ. Curator là cầu nối giữa người nghệ sĩ và công chúng trong việc truyền tải giá trị thật sự của các tác phẩm nghệ thuật. 

Kết nối sự kiện nghệ thuật với báo chí

Bên cạnh lựa chọn tác phẩm cùng ý tưởng từ các tác giả, một curator còn phải thực hiện kết nối sự kiện nghệ thuật với báo chí nhằm đưa sản phẩm nghệ thuật đến gần hơn với công chúng. Do đó, cần phải biết “chọn mặt gửi vàng”, đặt niềm tin đúng tờ báo, phóng viên am hiểu về lĩnh vực nghệ thuật này.

Curator là gì và phải làm gì?

3. Yếu tố để trở thành 1 curator chuyên nghiệp

Yếu tố để trở thành 1 curator là gì? Không có công thức cố định để trở thành một curator. Tuy nhiên, nếu mong muốn trở thành 1 curator chuyên nghiệp thì đừng bỏ qua những yếu tố cần thiết và quan trọng sau đây:

Kiến thức, kinh nghiệm về sáng tạo nghệ thuật

Trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, cần tổng hợp lại kiến thức một cách khoa học, kinh nghiệm tự học được sẽ đưa Curator đi đúng đường, tuy nhiên cần có rất nhiều sự kiên trì và nỗ lực.

Bằng cấp, năng lực

Hầu hết các vị trí nòng cốt này yêu cầu bằng cử nhân liên quan và có kết quả tương xứng. Bằng thạc sĩ được ưu tiên, một số vị trí còn yêu cầu bằng tiến sĩ. Mặc dù vai trò của bằng cấp là quan trọng nhưng kinh nghiệm tích lũy thông qua quá trình thực tập, kinh nghiệm làm việc cũng rất được coi trọng. 

Khả năng tổ chức, kinh doanh và sáng tạo

Để trở thành một Curator chuyên nghiệp có thể hướng đến việc tổ chức triển lãm cá nhân. Phải biết tạo kế hoạch kinh doanh, thực thi nó thông qua các kỹ năng quan hệ công chúng, từng bước đi nhỏ sẽ tạo nên ảnh hưởng lớn và một kho kinh nghiệm dày dặn.

Đồng thời, hãy không ngừng sáng tạo và đột phá để làm nên một hình ảnh khác biệt và đẳng cấp hơn.

Trên đây là một số thông tin về “curator là gì” giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về nghề curator. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc, đặc biệt là những bạn trẻ đang muốn theo đuổi công việc đặc biệt này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *