Fair trade là gì? Tổng hợp thông tin về Fair trade từ A-Z

Ngày đăng: 31-05-2021

Fair Trade là gì? Đây là một thuật ngữ khá mới lạ trong lĩnh vực may mặc thời trang. Bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về Fair Trade. 

1. Fair trade là gì?

Khái niệm Fair trade là gì? Fair Trade dịch ra trong tiếng Anh nghĩa là “Thương Mại công bằng”. Điều này rất có ý nghĩa với quyền lợi của người lao động được sử dụng trong ngành gia công thời trang, hướng đến cho họ một cuộc sống bền vững và ổn định. 

Thế nào là chứng nhận Fair trade?

Khi hợp tác với nhà sản xuất và phía doanh nghiệp, Fair Trade Certified (Chứng nhận thương mại công bằng) là nguồn đảm bảo để phía doanh nghiệp mang đến một điều kiện làm việc an toàn, bảo vệ môi trường, đảm bảo thu nhập cho người lao động của mình. 

Chứng nhận Fair trade đồng nghĩa với việc họ không sử dụng người lao động dưới tuổi vị thành niên, trẻ em, phải trả lương công bằng và các chế độ đãi ngộ theo quy định. 

Đây được xem là giấy chứng nhận có thẩm quyền cao nhất để xác định xem liệu các thương hiệu thời trang này có tập trung tới người lao động của họ hay không. Tuy nhiên cần lưu ý vì Fair Trade trong ngành may mặc chỉ chứng thực tại công đoạn cuối cùng chứ không phải đối với tất cả những công đoạn trước đó. 

Fair trade là gì

Nhà máy Fair trade

Ngành may mặc là ngành khá phức tạp đối với Fair trade, đòi hỏi mỗi tổ chức và những cá nhân vận hành một cách đồng bộ đúng quy trình. Dệt may là một mặt hàng bao gồm nhiều quy trình, từ việc sản xuất và chế biến nguyên liệu cho tới nhuộm, khâu, cắt…. 

Các nhà máy Fair Trade phải đảm bảo vệ sinh môi trường về cả nguồn nước, khí thải và hạn chế sử dụng hoá chất, đặc biệt khi đó là ngành may mặc thời trang. 

Không chỉ ở các nước kém phát triển và đang phát triển mới cần tới Fair trade, một số nước phát triển đã gặp phải rất nhiều chỉ trích khi bắt ép phụ nữ nhập cư làm nhiều giờ và nhận được mức lương thấp hơn mức tối thiểu được quy định. Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình. 

Đã từng có một khoảng thời gian người tiêu dùng tại Mỹ tạm ngừng nhập khẩu hàng dệt may có sử dụng trẻ em và lao động cưỡng bức nhưng ngược lại thì không, họ vẫn sử dụng lao động của họ mà không tuân theo Fair trade một cách ngang nhiên. 

2. Vai trò của Fair trade trong thương mại

Vậy vai trò của Fair trade là gì? Trong thương mại, Fair trade đề ra những điều kiện thương mại lành mạnh, đảm bảo quyền lợi công bằng cho cả phía nhà sản xuất và công nhân. Điều này góp phần cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. 

Đối với một đất nước đang phát triển, Fair trade đảm bảo sự phát triển về mặt xã hội, kinh tế, bảo vệ yếu tố môi trường tự nhiên và các nhà sản xuất có quy mô từ nhỏ đến lớn. 

Fairtrade được xem là một quan hệ đối tác thương mại công bằng dựa trên sự minh bạch và tôn trọng lẫn nhau, hướng đến nền thương mại quốc tế công bằng, không còn sự phân biệt với các nước kém phát triển hoặc đang phát triển. 

Người lao động yếu thế trong xã hội được bảo vệ, họ sẵn sàng cống hiến thay vì sự đề phòng trong việc lao động tại doanh nghiệp. Điều này giúp thúc đẩy tinh thần của người lao động, tăng năng suất và hiệu quả doanh thu cho chính doanh nghiệp. 

Khi doanh nghiệp áp dụng Fair trade và được khách hàng kiểm chứng, đây là những dấu hiệu tích cực và bền vững để doanh nghiệp phát triển hơn không chỉ với thương mại trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.

Vai trò của Fair trade là gì?

3. Nhiệm vụ của Fair trade là gì?

Nhiệm vụ của Fair trade là gì? Nếu đang tìm hiểu về thuật ngữ này, bạn đừng bỏ qua những nhiệm vụ của Fair trade ngay sau đây.

Đặt ra tiêu chuẩn về thương mại công bằng 

Những tiêu chuẩn này đảm bảo về mọi mặt: xã hội, kinh tế, môi trường và cả doanh nghiệp, người lao động. Đối với người lao động, họ phải được đảm bảo về quyền lợi và môi trường làm việc tiêu chuẩn. 

Chứng nhận về sản phẩm

Các sản phẩm hoàn thiện đáp ứng được các tiêu chuẩn của Fair Trade, giúp cho người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu. Trên bao bì của mỗi sản phẩm sẽ thể hiện rất rõ điều này. 

Làm việc trực tiếp với người lao động 

Chỉ khi làm việc trực tiếp thì Fairtrade mới có thể lắng nghe và thấu hiểu thực tế tình trạng của người lao động. Từ đó mới giúp họ cải thiện và đảm bảo quyền lợi trong công việc. Sẽ luôn có một đội ngũ chuyên viên sẵn sàng để liên hệ trực tiếp, liên kết chặt chẽ với những người công dân và nông dân. 

Truyền thông tới công chúng

Sự thiếu công bằng thường gặp phải trong các giao dịch lao động trong doanh nghiệp, công chúng cần có nhận thức đúng đắn về điều này để đứng về phía người lao động. Ủng hộ những môi trường làm việc công bằng và dân chủ, nhận thức rõ ràng hơn về thực tế sử dụng lao động tại đất nước mình hoặc các đất nước đang xuất khẩu. 

Cuối cùng, mỗi chúng ta cần có một nhận thức rõ nét về tầm quan trọng của Fairtrade, đặc biệt tại các đất nước đang phát triển và kém phát triển, vì quyền con người, quyền lao động và sự công bằng. Hy vọng bài viết này đã cho bạn những thông tin hữu ích về Fairtrade là gì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *