Retailer là gì? Sự khác biệt giữa Retailer, Wholesaler và Distributor
Trung
Th 2 29/04/2024
5 phút đọc
Nội dung bài viết
Retailer là gì – bạn đã hiểu về Retail và Retailer? Trong kinh doanh thời trang, khái niệm Retailer có vẻ đã không còn xa lạ. Nhưng những người mới kinh doanh hoặc kinh doanh trong ngành thời trang nói riêng có thể chưa hiểu chính xác về khái niệm này. Để phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình đi đúng hướng, đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng về Retailer trong bài viết sau đây.
1. Retailer là gì?
Khái niệm Retailer là gì? Trong tiếng Anh, Retail có nghĩa là bán lẻ. Nhà sản xuất dịch vụ, hàng hoá sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ của họ đến với người tiêu dùng. Đây là hình thức phổ biến tại các nước đang phát triển và phát triển như Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Vậy Retailer là gì? Retailer có nghĩa là nhà bán lẻ, những người đại diện nhà sản xuất để cung cấp, giao dịch sản phẩm/ dịch vụ tới khách hàng.
2. Sự khác biệt giữa Retailer, Wholesaler và Distributor
Giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ có nhiều bên khác nhau tham gia vào chuỗi cung ứng này.
Phổ biến nhất có:
- Retailer: Nhà bán lẻ – Họ phải mua số lượng nhỏ một hoặc nhiều mặt hàng từ nhà phân phối hoặc nhà bán buôn
- Wholesaler: Nhà bán buôn – Họ mua một số lượng lớn sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp từ nhà phân phối
- Distributor: Nhà phân phối – Điểm tiếp xúc trực tiếp từ nhà sản xuất đến với một số lượng lớn khách hàng tiềm năng cho một vài dòng sản phẩm nhất định
Vậy sự khác biệt giữa Wholesaler Distributor và Retailer là gì? Dưới đây là các thông tin chi tiết giúp bạn phân biệt rõ hơn 3 khái niệm nói trên.
Retailer – Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ bao gồm các cá nhân/ tổ chức/ doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận. Quy mô kinh toàn từ nhỏ, vừa tới lớn, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Trong ngành thời trang, các nhà bán lẻ lựa chọn sản phẩm theo thị hiếu của khách hàng, ảnh hưởng cả trong đó là gu ăn mặc, kiểu dáng, thương hiệu.. mà nhà bán lẻ yêu thích. Đây là những lợi thế để các nhà bán lẻ có thể tư vấn chính xác từng nhu cầu của khách hàng.
Để có lợi nhuận, các nhà bán lẻ phải liên tục tìm kiếm và yêu cầu cải tiến chất lượng về sản phẩm/ dịch vụ sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh và có được doanh thu cạnh tranh.
Một nhà bán lẻ có thể mua số lượng nhỏ/ trung bình của một mặt hàng nào đó từ nhà bán buôn hoặc trực tiếp nhà phân phối, không cần thiết phải mua với số lượng lớn.
Hiện nay có một số hình thức đăng ký trở thành cộng tác viên bán đồ online để các nhà bán lẻ có thể giảm bớt số vốn đầu tư mà vẫn được cung cấp sản phẩm để bán cho khách hàng.
XEM THÊM: Retail là gì? Tất tần tật thông tin quan trọng nhất không nên bỏ qua
Wholesaler – Nhà bán buôn
Bên cạnh khái niệm Retailer là gì, trong kinh doanh đặc biệt là thời trang – bạn không nên bỏ qua Wholesaler. Họ là những người mua một số lượng lớn sản phẩm trực tiếp từ nhà phân phối, giá trị đơn hàng càng lớn thì càng khẳng định hiệu quả kinh doanh của các nhà bán buôn. Nhiều nhà phân phối có chiết khấu cho một vài nhóm sản phẩm hoặc tổng giá trị của đơn hàng.
Không có giới hạn cho các loại hàng hoá mà bán buôn có thể bán: điện thoại, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm,… Đối với thời trang, nhà bán buôn lựa chọn được nhiều mặt hàng, kiểu dáng, size số, màu sắc…
Những sản phẩm này thường được bán cho các nhà bán lẻ, cửa tiệm hoặc doanh nghiệp nhỏ, người kinh doanh online.
Distributor – Nhà phân phối
Họ thường có mối quan hệ kinh doanh với nhà sản xuất mà họ đại diện phân phối. Có nhiều nhà phân phối duy trì cam kết độc quyền, giới hạn thành viên hoặc phân chia thị trường cho các nhà phân phối dựa trên nguyên tắc chung nhằm đảm bảo công bằng cho các bên.
Thường các nhà phân phối sẽ ít khi bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ sẽ thông qua nhà bán buôn và nhà bán lẻ tựa như một quy trình trong kinh doanh.
Họ có trong tay số lượng sản phẩm cực lớn từ nhà sản xuất, có quyền quyết định mức giá và phân phối chúng đến với nhà bán buôn/ bán lẻ. Tuy nhiên, số vốn họ bỏ ra ban đầu sẽ khá lớn.
Trên đây là thông tin về Retailer là gì và sự so sánh rất rõ ràng về: Retailer ( nhà bán lẻ), Wholesaler ( nhà bán buôn) và Distributor ( nhà phân phối). Điều quan trọng là bạn cần xác định được rõ ràng chiến lược và mô hình kinh doanh của mình đã từng bước trở thành chủ kinh doanh theo 3 phương thức như trên. Chúc bạn luôn thuận lợi trong công việc của mình!