Moodboard là gì? Hướng dẫn cách tạo moodboard hiệu quả nhất
Trung
Th 2 29/04/2024
5 phút đọc
Nội dung bài viết
Moodboard là gì? Nếu bạn là một người ngoại đạo về lĩnh vực thiết kế, thời trang, sáng tạo.. hẳn đây là một khái niệm rất lạ lẫm và hiếm khi nghe thấy. Đặc biệt, với những người mới bước chân vào ngành nghề này thì không nên bỏ qua thông tin về moodboard ngay sau đây.
1. Moodboard là gì?
Moodboard là gì? Moodboard đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực thiết kế. Moodboard được hiểu là “bảng tâm trạng” bao gồm mọi hình ảnh, bố cục khác nhau mà người thiết kế muốn truyền tải đến người xem những ý tưởng và concept của mình.
Moodboard sẽ giúp bạn không còn lo lắng về việc khách hàng không hiểu những điều bạn muốn thể hiện trong sản phẩm, đó cũng là lý do khiến rất nhiều người thiết kế ưa chuộng moodboard.
2. Vai trò của moodboard trong thời trang
Trong thời trang thì vai trò của moodboard là gì? Giống như một dàn bài trong bài văn, moodboard trong thời trang sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hóa ý tưởng của mình. Vì vậy, trong lĩnh vực này, moodboard là công cụ đóng vai trò rất quan trọng.
Tiết kiệm thời gian
Moodboard sẽ mô phỏng sự kết hợp giữa các màu sắc và hình khối khác nhau trước khi bạn đưa nó lên thiết kế thật, những ý tưởng này sẽ nhanh chóng thành hình để bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
Mất khoảng một tiếng đồng hồ cho một moodboard, sau đó bạn có thể chỉnh sửa thêm tên máy tính bằng những thao tác rất đơn giản. Bạn sẽ không phải phân tâm với nhiều ý tưởng dồn về cùng một lúc mà có thể sắp xếp những ý tưởng một cách khoa học và nhanh chóng hơn.
Khơi nguồn cảm hứng
Người làm sáng tạo không phải lúc nào cũng đạt đỉnh về sự sáng tạo, có nghĩa là bạn sẽ rơi vào những khoảng thời gian đầu óc trì trệ, không đủ năng lượng để phát triển ý tưởng của mình. Moodboard với những mảng màu sắc và bố cục tương xứng sẽ là một nguồn cảm hứng mới để bạn làm tiếp công việc của mình với phong độ tốt nhất.
Dễ dàng truyền đạt ý tưởng
Từ ngữ có thể không biểu đạt được hết ý đồ của nhà thiết kế đến với khách hàng, nhưng hình ảnh thì sinh động hơn nhiều. Ý tưởng của bạn sẽ phát huy hết tác dụng và chạm đến khách hàng theo đúng cách bạn muốn mà không mất nhiều thời gian để giải thích về nó.
Tăng tính tương tác với khách hàng của bạn
Để hiểu rõ về ý đồ tác phẩm, nếu giữa nhà thiết kế và khách hàng chỉ trao đổi bằng lời thì gặp rất nhiều hạn chế. Có thể khách hàng đồng ý với màu sắc trong idea của bạn nhưng cách sắp xếp và bố cục tổng thể thì chưa. Hoặc họ ưng ý phong cách mà bạn thể hiện ra nhưng họ lại muốn thay đổi một vài tiểu tiết mà họ nghĩ là phù hợp hơn, tăng giảm màu sắc đậm nhạt đi một chút…. Điều này vô tình sẽ ảnh hưởng đến cả tác phẩm của bạn khi hoàn thiện. Và dĩ nhiên là bạn không muốn như vậy đúng không?
Vậy vai trò của moodboard là gì trong trường hợp này? Moodboard là một tài liệu trực quan rất cần thiết với mọi trường hợp như thế này. Nếu khách hàng thật sự muốn, bạn có thể cho họ cùng lên ý tưởng, xây dựng kiểu mẫu, đề xuất cắt ghép và thay đổi bố cục trực tiếp trên Moodboard, cả bạn và khách hàng sẽ hình dung ra rất rõ ràng và đều hiểu điều đó có phù hợp hay không.
Qua Moodboard, nhà thiết kế dễ dàng nắm bắt tâm lý, thị hiếu của khách hàng dể cho ra đời những dự án thành công.
3. Cách tạo moodboard chuẩn nhất
Cách tạo moodboard là gì? Rất nhiều bạn khi bước vào lĩnh vực thời trang rất tò mò về cách để tạo ra một moodboard hiệu quả.
Nhà thiết kế có thể làm Moodboard theo chủ đề hoặc màu sắc riêng, đó có thể là màu sắc chủ đạo hoặc yếu tố trọng điểm cho thiết kế mùa mới. Biên tập viên thời trang cũng sử dụng được moodboard cho ý tưởng tiếp theo. Đầu tiên, bạn cần tham khảo trên một bộ sưu tập có sẵn để lấy ý tưởng cho riêng mình.
Bước 1
Hãy xem các tạp chí thời trang và tất cả những ấn phẩm, lọc ra hình ảnh vừa mắt với bạn bằng cách xé chúng đi nhanh chóng. Nếu bạn dừng lại lâu để nhìn ngắm, rất có thể bạn sẽ bị lầm tưởng là mình thích chúng, vậy nên hãy xé chúng thật nhanh.
Bước 2
Phân loại những hình ảnh bạn thu thập được theo cảm xúc và màu sắc. Có thể phân loại theo mùa, màu tươi sáng thích hợp cho xuân hè, màu tối trầm thích hợp thu đông, tuỳ bạn chọn theo gu và cá tính riêng.
Bước 3
Sử dụng những hình ảnh này thành một bảng để xử lý, di chuyển vị trí.. sắp xếp lại bố cục sao cho đối xứng.
Bước 4
Cố định chúng bằng keo dán. Vậy là xong, hãy sử dụng moodboard này để thuyết trình về ý tưởng của mình. Trước đó, hãy tự cảm nhận xem moodboard này đã biểu đạt đúng màu sắc và bố cục mà bạn mong muốn hay chưa.
Trên đây là những thông tin về moodboard là gì, vai trò của moodboard trong thời trang và cách tạo moodboard. Hi vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực thời trang và có kế hoạch dấn thân vào kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực này.