Brand ambassador là gì? Bạn đã biết về Đại sứ thương hiệu?
Linh
Th 2 29/04/2024
11 phút đọc
Nội dung bài viết
Brand Ambassador là gì? Bạn đã từng nghe về công việc Đại sứ thương hiệu – một công việc hấp dẫn và rất “hot” những năm gần đây? Đặc biệt là khi mạng xã hội phát triển như vũ bão và có tác động rất lớn đến người dùng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
1. Brand ambassador là gì?
Với sự xuất hiện của KOL – một cách thức quảng bá mới cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, họ chính là những nền tảng đầu tiên để làm nên khái niệm đại sứ thương hiệu, cũng như hé mở cho đáp án của câu hỏi: đại sứ thương hiệu – Brand ambassador là gì?
Đại sứ thương hiệu là gương mặt đại diện cho thương hiệu để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ. Họ là người truyền tải những thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm đến người tiêu dùng thông qua sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đem lại.
Đại sứ thương hiệu có vai trò rất quan trọng đối với thương hiệu, mọi phát ngôn, hành động của người đại diện sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh và độ uy tín của cả thương hiệu trước công chúng.
Xét về doanh nghiệp, vai trò đại sứ thương hiệu không phải vấn đề nên có hay không, mà là bắt buộc khi đó là phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và củng cố thương hiệu. Thay vì biết tới đại sứ thương hiệu, ngày nay doanh nghiệp sở hữu nhiều KOL hơn, họ đều có thể là đại sứ của thương hiệu chứ không yêu cầu quá khắt khe về tính độc quyền như cách làm trước đây nữa.
Họ xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội, youtube thay vì chỉ có trên truyền hình, họ có thể là những ngôi sao đình đám, những streamer hay reviewer nổi tiếng có nhiều người theo dõi và nhiều fan hâm mộ. Điều này sẽ nhắc nhớ công chúng về sự có mặt của thương hiệu.
House/Brand Ambassador là gì? Vai trò công việc của đại sứ thương hiệu
2. Đại sứ thương hiệu đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp thì Brand ambassador là gì, có vai trò như thế nào? Dưới đây là một số thông tin về đại sứ thương hiệu đối với doanh nghiệp, cũng như cách lựa chọn một đại sứ phù hợp với thương hiệu mà doanh nghiệp đang xây dựng.
2.1 Cách lựa chọn đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp
Không phải ngẫu nhiên mà một nhân vật được lựa chọn để trở thành đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng. Các doanh nghiệp sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để lựa chọn đâu là gương mặt phù hợp nhất.
Dựa vào cá tính doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho thương hiệu một cá tính, tạo sự khác biệt cho thương hiệu, nêu bật sức mạnh và điểm khác biệt giữa những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chính vì lẽ đó, cá tính của đại sứ thương hiệu cũng phải đồng nhất với cá tính của doanh nghiệp.
Ví dụ: Herbalife – Một thương hiệu toàn cầu về thực phẩm chức năng bổ trợ cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân và đẩy lùi các căn bệnh về tim mạch, tiêu hoá. Cầu thủ đẳng cấp thế giới Cristiano Ronaldo đã trở thành đại sứ thương hiệu cho Herbalife bởi anh có lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và luyện tập khoa học – phù hợp với sứ mệnh thương hiệu khi truyền thông cho công chúng về lối sống khoẻ mạnh hơn.
Phù hợp với thị trường mục tiêu
Thương hiệu/ doanh nghiệp cần xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu của mình, đây là một yếu tố rất quan trọng khi lựa chọn đại sứ thương hiệu. Khách hàng không chỉ cần sản phẩm/ dịch vụ, họ cần những thương hiệu có chung lối sống và niềm tin với họ.
Đại sứ thương hiệu là hình ảnh đại diện cho điều đó, nếu như không phù hợp ngay từ ban đầu, mọi phương thức quảng bá sẽ không đạt được kết quả thu hút và cũng không có được niềm tin của khách hàng về lâu dài. Khách hàng sẽ cảm nhận thương hiệu này dường như không dành cho mình.
2.2 Vai trò của đại sứ thương hiệu đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, đại sứ thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh. Hơn thế nữa, đại sứ thương hiệu cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ trong việc phát triển thương hiệu lâu dài.
Cầu nối giữa thương hiệu với khách hàng
Đại sứ thương hiệu có thể là người đại diện cho doanh nghiệp để gần gũi với khách hàng, lắng nghe và tìm hiểu những insight khách hàng để điều chỉnh mọi vấn đề liên quan tới sản phẩm: chất lượng, giá, mẫu mã… cốt lõi nhằm tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Thu hút khách hàng mới
Không chỉ phù hợp với tệp khách hàng hiện có của doanh nghiệp, đại sứ thương hiệu dĩ nhiên sẽ thu hút lượng fan hâm mộ của họ tin dùng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Đại sứ này càng nổi tiếng thì càng tỷ lệ thuận với lượng gia tăng khách hàng mới.
Gia tăng sự uy tín
Nếu có được một đại sứ thương hiệu phù hợp, hẳn doanh nghiệp sẽ phủ sóng nhiều hơn, tiếp cận người dùng nhiều hơn. Trước khi có được niềm tin, hình ảnh của thương hiệu gắn liền với đại sứ thương hiệu sẽ được nhắc nhớ trong tâm trí người tiêu dùng. Độ phủ càng lớn thì hình ảnh thương hiệu càng phát triển.
3. Công việc đại sứ thương hiệu – brand ambassador là gì?
Công việc đại sứ thương hiệu – Brand ambassador là gì có lẽ là điều khiến nhiều bạn trẻ tò mò. Cụm từ đại sứ thương hiệu chúng ta đã nghe nhiều, nhưng chắc hẳn vẫn còn khá mơ hồ về công việc này.
3.1 Yêu cầu dành cho một đại sứ thương hiệu
Để trở thành một đại sứ thương hiệu cho một doanh nghiệp không phải là điều đơn giản. Các doanh nghiệp cũng có những yêu cầu khắt khe dành cho công việc đặc biệt này.
Có sức ảnh hưởng tới công chúng
Họ phải là những người nổi tiếng và có tác động tích cực tới cộng đồng. Tùy theo lượng fan mà doanh nghiệp cần cân nhắc để hướng trúng tệp khách hàng mục tiêu. Một số thương hiệu chọn những nghệ sĩ nổi tiếng có scandal để độ phủ rộng rãi hơn, tuy nhiên hiếm khi những doanh nghiệp này có thể thành công dài hạn bởi sự quay lưng của công chúng, thậm chí tẩy chay đại sứ thương hiệu và doanh nghiệp.
Tác phong làm việc chuyên nghiệp
Khi trở thành đại sứ thương hiệu, bạn phải có hợp đồng và quy chế cụ thể, tất nhiên sẽ có những mức phạt dành cho đại sứ thương hiệu nếu vi phạm các điều khoản dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Mức độ hiện diện trên các kênh social media
Facebook, Instagram, Tik Tok, Youtube.. đây là những kênh mà các nghệ sĩ cần khẳng định hình ảnh của mình để gây dựng được sự nhận diện trước công chúng. Nếu họ hoạt động càng tốt thì khả năng quảng bá và tìm kiếm khách hàng mới càng cao.
3.2 Những việc cần làm của đại sứ thương hiệu
Những việc cần làm của một Brand ambassador là gì? Một đại sứ thương hiệu sẽ có những nhiệm vụ sau đây:
Tạo dựng thương hiệu cá nhân
Khi có được hình ảnh uy tín, có niềm tin và được công chúng yêu mến, họ sẽ có được thương hiệu cá nhân tốt, từ đó tạo được sức ảnh hưởng tới doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp.
Với hình ảnh của đại sứ thương hiệu đã có, việc đảm bảo uy tín, chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ cũng được nâng lên đáng kể. Khách hàng sẽ có sự an tâm khi lựa chọn thương hiệu thay vì các thương hiệu khác trên thị trường. Khi đã có sẵn hình ảnh, những đại sứ thương hiệu sẽ dễ dàng hợp tác với những doanh nghiệp lớn, cơ hội lớn hơn những nghệ sĩ khác
Đăng tải hình ảnh sản phẩm trên các kênh
Công việc đơn giản nhưng hiệu quả rất lớn. Hiện nay, các hình thức PR, quảng cáo đang ngày càng đa dạng hơn và có được sức hút vô cùng lớn đến từ người dùng trên các trang mạng xã hội.
Càng đầu tư về mặt hình ảnh, thể hiện được công dụng thực tế của sản phẩm thì đại sứ thương hiệu cũng như doanh nghiệp càng có được niềm tin của khách hàng.
Tham dự các sự kiện của doanh nghiệp
Một hoạt động không thể thiếu đối với đại sứ thương hiệu, việc có mặt tại các sự kiện, event, launching sản phẩm mới sẽ thu hút sự quan tâm của báo chí, giới truyền thông, đặc biệt là công chúng – nơi có những khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Hình ảnh của đại sứ thương hiệu và doanh nghiệp sẽ gắn bó với nhau không thể tách rời.
Quản lý hình ảnh cá nhân
Việc này không chỉ quan trọng trước khi hợp tác, mà trong khi hợp tác với nhãn hàng thì uy tín của đại sứ thương hiệu lại càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Đại sứ thương hiệu nên lan toả những năng lượng tích cực tới cộng đồng, nói không với scandal, hình ảnh phản cảm và phát ngôn tiêu cực.
3.3 Bí quyết để trở thành một đại sứ thương hiệu
Bí quyết để trở thành một Brand ambassador là gì? Nếu bạn có một ngoại hình tự tin, khả năng thuyết trình tốt trước đám đông thì đừng từ bỏ ước mơ trở thành một đại sứ thương hiệu. Và cũng đừng quên những bí quyết ngay sau đây.
Chăm sóc ngoại hình
Điều căn bản của mỗi một đại sứ thương hiệu đó là hình ảnh thu hút và trở thành chuẩn mực của công chúng. Khi có lợi thế này, hình ảnh khi quảng bá trở nên dễ dàng hơn, dễ có được cảm tình từ người theo dõi và doanh nghiệp.
Làm tốt những điều tốt nhất
Có thể phát triển chuyên nghiệp hơn ở mảng nghệ sĩ ( ca sĩ, diễn viên, dancer…) hoặc streamer, reviewer…. hãy làm tốt nhất có thể. Điều này sẽ khiến danh tiếng của bạn ngày càng lan rộng, tiếp xúc gần hơn tới công chúng, được tin yêu, được mến mộ.. tức khắc sẽ có đại diện nhãn hàng tới yêu cầu hợp tác. Hãy cố gắng lan toả những điều tích cực, kêu gọi thiện nguyện, những hoạt động có ích tới cộng đồng.
Am hiểu về marketing, PR
Khi nắm vững những kiến thức này, bạn không chỉ làm tốt nhiệm vụ của một đại sứ thương hiệu, tiết kiệm thời gian, nhân lực, mà còn bảo vệ quyền lợi của bạn khi thực hiện công việc này. Trong thời đại phát triển công nghệ như vũ bão, Marketing có mặt ở khắp mọi nơi và sẽ không bao giờ ngừng phát triển, đại sứ thương hiệu cũng chính là một phần của Marketing.
Cuối cùng, hy vọng bài viết này đã đem tới cho bạn những thông tin hữu ích về Brand Ambassador là gì và công việc Đại sứ thương hiệu. Nếu bạn đủ đam mê và khao khát với vị trí này, hãy nỗ lực ngay hôm nay, không ngừng sáng tạo và nâng cao giá trị của bản thân nhé! Chúc bạn sẽ luôn thuận lợi trên hành trình của mình.